Chuyện Đời - Thay đổi để đổi thay - phần I
Trong cuộc sống, mọi thứ đều có giá trị riêng, điều quan trọng là khi chọn một điều gì, thì chúng ta phải hướng tới những gì thiện hảo nhất. Đó là một sự chọn lựa toàn vẹn và hoàn hảo nhất của chúng ta. Nhưng điều đó cũng gắn liền vào thời gian nhất định mà thôi, cuộc sống thì luôn có biến động, và khả năng tuyệt vời nhất của con người là khả năng thích nghi trong mọi khía cạnh cuộc đời. Nếu không có khả năng thích nghi vào cuộc đời, thì chúng ta sẽ bị luật đào thải của cuộc đời làm mất đi phương hướng. Đối diện với những thay đổi, việc quan trọng và tất yếu nhất là sự chuẩn bị. Càng chuẩn bị tốt thì khả năng thích nghi, và hội nhập vào hoàn cảnh mới chúng ta sẽ bớt đi rất nhiều ngỡ ngàng. Một lối sống quân bằng cần phải thực hiện trước khi bắt đầu sống theo lối sống mới. Khi đã lựa chọn và quyết định thì việc đúng hay sai, không còn là một câu trả lời thiết yếu, nhung cách tôi chọn sống làm sao với lựa chọn và quyết định đó, thì nó mới gây ra hiệu ứng của đúng và sai.
Đôi khi điều khiến lựa chọn đó đúng hay sai, không thuộc về chúng ta, nếu chúng ta sống theo dư luận, hoặc theo xu hướng đám đông định giá. Chúng ta cũng không nên vội tự mình phân định đúng hoặc sai. Dẫu gì đi nữa thì sự lựa chọn và quyết định của chúng ta cũng đã thuộc về quá khứ. Nhưng ít nhất chúng ta có quyền tự hào là chúng ta đã cho mình một cơ hội, để sống phù hợp với quyết định của mình. Còn phạm trù của việc đúng hay sai, là chuyện của người khác đánh giá về quyết đinh của chúng ta mà thôi. Tôi chọn lựa và quyết định về vấn đề, là khi tôi nhận thức được về một điều đó mang đến cho tôi sự an bình, hạnh phúc cho tôi. Tất cả những thay đổi lớn nhỏ trrong cuộc đời này, đều bắt đầu từ một nhận thức. Cho dù sự lựa chọn đó có nhỏ nhất, mà chúng ta cần phải thay đổi, để rồi cuộc sống của chúng ta trở nên viên mãn hơn. Tóm gọn lại thì một ý tường của của tôi cảm nhận rất ý nghĩa trong một câu nói của James Dean.
"Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today." — James Dean
Bước vào phòng khám của bác sĩ chuyên khoa thận. Nhân tiện cũng xin giới thiệu đôi lời về hai vị bác sĩ của chuyên khoa thận: Dre. A Gafsi và Dre. Anne Marie Josée . Hai vị bác sĩ này đã theo dõi tôi trong suốt thời gian hơn hai năm qua. Sự nhẹ nhàng và cảm thông từ hai vị bác sĩ này cũng làm tôi bớt nhiều áp lực khi gặp gỡ. Tính của tôi thì thuộc vào loại: cần mới nói (Smile - có vẻ như kiệm lời về mình). Và hai vị bác sĩ này cũng hiểu chuyện đó, nên thường khi có lịch hẹn thì hai vị bác sĩ này nắm phần chủ động nhiều hơn và rất là chuyên nghiệp khi gợi ý trong những câu hỏi, dể có thêm thông tin của tôi về bịnh lý. Riêng với Dre Anne Marie Josée, bác sĩ trưởng khoa thận ở bịnh viện, thì tôi lại có được thêm một cái tên gọi ngộ nghĩnh: L'HOMME TRANQUILLE (Người đàn ông trầm lạng - Có lẽ vì tính cách ít nói của mình và cũng có thể tôi là bịnh nhân Á Châu duy nhất ở khoa thận này). Tôi cũng nói với bác sĩ là cuộc sống của tôi hiện tại rất trầm lặng, tẻ nhạt và có thể với nhiều người thì cuộc sống đó nhàm chán và vô vị. Cái tên gọi ngộ nghĩnh này đến vói tôi trong một trường hợp ngẫu nhiên. Trong một dịp khi đang ngồi chờ tới phiên mình để lấy máu xét nghiệm. Bất chợt xuất hiện bóng dáng cùa bác sĩ Anne Marie Josée bước ngang qua. Tôi chào cô với phép lịch sự, và cô cũng nở nụ cười với lời chào: "Bonjour Monsieur L'HOMME TRANQUILLE" (Chào ộng, Người đàn ông trầm lạng) , tôi cùng phá lên cười theo và trả lời: Ah oui, c'est vrai, je suis tranquille. (Đúng thật là mhư vậy, trầm lặng là bản tính của tôi). Tôi cũng vui vẻ đón nhận tên gọi ngộ nghĩnh của mình một cách rất tích cực, kể từ đó. L'HOMME TRANQUILLE là cái tên gọi ngộ nghĩnh của tôi với vị bác sĩ Anne Marie Josée, cũng hay chứ nhỉ. (Smile)
Trong mảnh vụn: Chuyện Đời - Những đám mây mù. Tôi viết cách đây không bao lâu. Dre Anne Marie Josée, bác sĩ trưởng khoa cho tôi biết về tình trang của mình. Và giúp tôi hướng đến một cách trị liệu hữu hiệu. Việc đưa tôi thẳng đến tận phòng của y tá trưởng khu lọc thận cũng nói lên được tính cách có vẻ gấp rút, phải chay đua với thời gian thay vì chờ đợi lâu hơn nữa. Hôm nay, tôi lại gặp Dre. Anne Marie Josée. Một vài câu thăm hỏi về những diễn biến của tình trạng sức khỏe trong tháng qua, và cái gì đến thì cũng phải đến. Những gì dưới đây chỉ nằm trong ký ức của buổi gặp gỡ ngày hôm đó. Những ý chính của buổi gặp gỡ và những mẩu đối thoại với nhau là những quyết định và thay đổi của ngày hôm đó. Khi được hỏi về quyết định của tôi về những định hướng cho việc điều trị của mình về tương lai. Tôi chỉ trả lời ngắn ngủi:
Ai rồi cũng phải đối diện với cái chết, nếu nói tôi không sợ chết, thì đó là một lời nói dối chính mình và với người khác, Những gì mà tôi có thể nói là tôi chấp nhận cái chết, vì đó là một quy luật hiển nhiên của cuộc đời này. Cho nên chắc tôi sẽ hướng về một cái gì đó thật tự nhiên đối với mình. Tôi không có nhiều ràng buộc với cuộc sống hiện tại. Sự ra đi của tôi cũng không tạo nên quá nhiều điều buồn phiền hay gâ nhiều hệ lụy đến những người thân. Vào thời điểm này, tôi vẫn đang sống tốt với những gì mình có, làm chủ, và ngay cả với căn bịnh của mình (Smile), tôi cảm thấy mình rất tự do khi quyết định rằng tôi sẽ xuôi theo vòng xoay của những gì tự nhiên nhất. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để ra đi, không có gì phải hối tiếc. Cái mà làm tôi trăn trở và băn khoăn nhiều nhất là tôi sẽ ra đi như thế nào, nếu mọi sự việc diễn ra theo cái gì tự nhiên nhất.
Một cách từ chối khéo các phương hướng trị liệu, và có chút thăm dò về việc gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Tất cả chỉ còn là im lặng sau đó. Sự im lặng của tôi là chờ đợi một câu trả lời với những gì sẽ xẩy ra với mình, theo hoạch định của mình. Và sự im lặng của vị bác sĩ chuyên khoa thì có lẽ là một sự im lặng với muôn vàn câu hỏi. Chúng tôi nhìn nhau trong tôn trọng và cảm thông.
Lời thề Hippocrates
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81_Hippocrates
Y đức và lương tâm không cho phép người bác sĩ dừng lai ở những cảm súc. Hippocratic Oath (Lời thề Hippocratic) không cho phép lương tâm của người bác sĩ dừng lại ở cảm thông hay cảm xúc. “Lương y như từ mẫu” là một chuẩn mực y đức cao quý nhất của những người dấn thân vào ngành y. Một số nguyên lý và nền tảng của lời thề bao gồm thực hành y học với khả năng tốt nhất của một người, chia sẻ kiến thức với các bác sĩ khác, thái độ thông cảm, từ bi, tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân và giúp ngăn ngừa bệnh tật bất cứ khi nào có thể. Khi ra trường và nhận giấy phép hành nghề thì họ đều phải tuân thủ lời thề trong nghành y và với chính bản thân của họ.
Anh vẫn còn trẻ, tương lai bước đi trong niềm vui, và còn nhiều điều ở phía trước đang đón chờ anh ở cuộc sống này. Anh đã chia sẻ những vấn đề này với những người thân và lắng nghe những gì họ cần nói chứ?
Tôi trả lời: Không tôi cảm thấy điều đó không cần thiết lắm, vì đây là cuộc sống của tôi, vì thế tôi muốn làm chủ nó. Thêm vào đó nữa là tôi cũng có một cuộc sống khá tự lập của mình từ khi rất trẻ. Cho dù người thân của tôi có khuyên nhủ hoặc gợi ý như thế nào đi nữa thì tôi cũng chỉ đánh giá một cách khách quan thôi.
Tôi hiểu và cùng đồng cảm với những gì anh nói. Tôi cũng tôn trọng điều mà anh quyết định cho chính mình. Đứng trên phương diện của sự chuyên nghiệp về y hoc, chúng tôi không được quyền ép buộc những gì anh quyết định về sức khỏe và cuộc sống của anh, chúng tôi chỉ đưa ra những giải pháp tốt đẹp nhất cho tình trạng hiện tại của anh, và chính anh là người chọn lựa cho quyết định của mình. Nhưng trên khía cạnh của con người với nhau, tôi mong anh suy nghĩ lại, vì anh còn trẻ và niềm hy vong được ghép thận cũng rất cao. Tôi cũng hiểu những gì ở phái trướ, bao gồm những thách thức và nguy cơ. Có thể làm anh sợ hãi và ngại ngùng. Tất cả những khó khăn từ thể chất đến tinh thần của anh trong thời gian trị liệu hầu kéo dài thêm thời gian và đợi chờ một quả thận mới. Điều dó cũng đáng để chúng ta nuôi một hy vọng hay ít nhất là len lỏi vào khó khăn trước mặt, chúng ta cũng còn một tia của hy vọng. Và chúng tôi luôn có mặt bên anh để giúp anh vượt qua giai đoạn khó khăn này. Anh có thấy như vậy không?
Tôi trả lời: Vâng tôi hiểu tất cả điều đó. Và tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Nhưng nói thật lả cuộc sống của tôi lâu nay có vẻ là phóng khoáng, và tôi không muốn lệ thuộc vào điều gì đó để có thể sinh tồn, tôi không cảm thấy những cách trị liệu chỉ để làm cho tôi kéo dài thêm cuộc sống này được tự do và thoải mái . Nên tôi vẫn giữ quan diểm của mình là tôi sẽ xuôi theo luật tự nhiên. Tôi không phải là tự đi tìm sự hủy hoại chính mình đâu. Với tôi bây giờ tôi đã sẵn sàng để chấp nhận một cái kết rất tự do cho mình mà thôi. Tôi vẫn tôn trọng sự sống và yêu quý nó, nhưng tôi cũng cảm thấy mình tự do với quyết định của mình, khi định hướng cuộc đời mình theo luật tự nhiên.
Tôi cũng cảm thông về những gì anh đang mang vác trong tâm tư của anh. Hay là như vậy nhé. Anh cũng biết là nếu chọn giải pháp trị liệu thì chúng ta củng cần một khoảng thời gian là 3 tháng trở nên, cho nên bây giờ chúng ta cứ chuẩn bị những gì cần thiết cho việc trị liệu. Anh sẽ trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ thôi. Nếu anh quyết định phương pháp trị liệu Peritoneal Dialysis, thì chúng tôi sẽ thiết lập ở bụng anh một đường ống để tạo cơ hội cho lọc màng bụng. Hoặc là theo phuong pháp Hemodialysis, thì chúng tôi sẽ nối động mạch và tĩnh mạnh ở cánh tay anh, và tạo nên nơi tiếp cận không bình thường. Trong thời gian chuẩn bị như vậy thì anh cũng có thêm thời gian để suy nghĩ và quyết định mốt cách rõ nét hơn. Anh cảm thấy thế nào?
Thật đúng là sống theo: Lời thề Hippocrates, của các bác sĩ trong ngày ra trường và nhận việc. Bác sĩ ngừng lại để chờ xem phản ứng của tôi ra sao. Và tôi vẫn trầm tư suy nghĩ. Như để muốn rõ ràng về hướng mình muốn tiến đến, và nhằm gom lại ý tưởng chia sẻ với tôi. Cũng có thể là với niềm hy vọng rằng, tôi suy nghĩ lại về quyết đinh của mình trong thời điểm này.
Anh cũng không phải quá bận tâm gì đâu, cho dù anh có tạo cho mình một phương hướng chuẩn bị nào đi nữa, thì việc có dùng đến nó hay không thì quyết đinh cuối cùng cũng trở lại với anh. Khi anh có muốn sử dụng để trị liệu hay không mà thôi. Anh hiểu chứ? Anh vẫn làm chủ tất cả mọi quyết định của mình. Và không ai có quyền đi ngược lại điều mong ước và nguyện vọng của anh. Đơn giản là lúc này anh có thêm thời gian chất vấn chính mình và tự cho mình một ngã rẽ thôi.
Tôi trả lời: Vâng, như vậy thì chúng ta cứ tiến hành và chuẩn bị những gì cần thiết để tạo điều kiện cho việc chạy thận nhân tạo bằng phương pháp Hemodialysisé. Tôi không có ý điều trị theo phương pháp Peritoneal Dialysis. Đơn giàn là vì nơi ở của tôi không phù hơp, và vì vấn đề vệ sinh cần thiết, tối thiểu phải đạt được, và hiện tại thì tôi còn trách nhiệm với Daisy. Và tôi nhất quyết không muốn xa Daisy. (Asian Smile- và đó là nụ cười thật nhất theo lòng tôi lúc đó)
Một chút hé mở ở lòng nhưng viễn cảnh của những bất lực với tình trạng của mình vẫn là một ray rứt không ngừng trong tôi. Không biết có phải tôi buông bỏ hay cố sống với niềm hy vọng mong manh. Trong thời diểm đó, có lẽ là một cảm nhận phó thác xâm chiếm tâm hồn và dẫn tôi vào ý niệm: Chuyện gì đến rồi cũng phải đến. Và tôi sẵn sàng đón nhận tất cả với niềm phó thác. Từ kiếp tro bụi rồi cũng sẽ trở về bụi tro.
Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa,
vì con vẫn tin cậy nơi Ngài.
Xin chỉ dạy đường lối phải theo, vì con nâng tâm hồn lên cùng Chúa. (Tv 143. 8)
Xin lỗi vì vượt quá giới hạn và tôi nhận được cảnh báo cho mảnh vụn: Chuyện Đời - Thay đổi để đổi thay, là đã quá dài và vượt giới hạn của khuôn khổ của các nền tảng điện thư thông thường. Mặc dù chỉ là một lời cảnh báo nhưng: Người xưa khuyên nhũ: Cẩn tắc vô áy náy. Và vìì thế tôi xin phân ra thành hai phần. Thôi thì cứ như vậy cho khỏi suy nghĩ và lo lắng vu vơ (Smile). Xin xem tiếp phần 2 trong tương lai gần.
Substartck Warning: Post too long for email. (Smile). If you're seeing a "Post too long for email" message, it's because the email version of your post might get clipped in your reader's inbox if it exceeds 102KB, which is a limit set by some email providers like Gmail.